Kinh nghiệm làm bài thi nói DELF B2: cần chuẩn bị những gì?

JPF Je Parle Français

Je Parle Français

Tác giả bài viết

JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Kinh nghiệm làm bài thi nói DELF B2: cần chuẩn bị những gì?

Thi nói DELF B2 là một thử thách cần phải chuẩn bị kiến thức và tâm lý thật kỹ. JPF sẽ bật mí kinh nghiệm làm bài thi nói DELF B2.

DELF B2 là chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Pháp nâng cao của bạn. Một trong 4 kỹ năng khó cần phải vượt qua trong kỳ thi này, đó là kỹ năng nói. Đây là phần thi bạn phải trình bày bằng miệng và thể hiện khả năng diễn đạt ngôn ngữ tiếng Pháp của mình. Nói đến phần thi này chắc hẳn các bạn đang học tiếng Pháp đều “vã mồ hôi” vì đối mặt trực tiếp và tranh luận với ban giám khảo là một thử thách khó và hồi hộp.

Cùng JPF tìm hiểu cách thức thi nói Delf B2 và cách vượt qua phần thi “khó nhằn” này nhé!

1. Phần thi nói Delf B2 bao gồm những gì?

Thi nói là phần kiểm tra cá nhân duy nhất của kỳ thi DELF B2. Nghĩa là ngoài các phần thi nghe, đọc hiểu, viết, phần thi nói chỉ có bạn và ban giám khảo đối thoại với nhau mà không có các thí sinh khác trong phòng.

Phần thi nói Delf B2 diễn ra với ba giai đoạn: chuẩn bị, trình bày và cuối cùng là thảo luận với ban giám khảo. Trước tiên, bạn sẽ phải trình bày quan điểm của mình dựa trên một tài liệu và sau đó bảo vệ ý kiến ​​của mình trong quá trình thảo luận với giám khảo.

Trong phần thi nói, bạn sẽ phải giải thích và chứng minh lý lẽ của mình bằng cách sử dụng các lập luận và ví dụ sao cho thuyết phục và mạch lạc. 

Trong suốt bài kiểm tra, giám khảo sẽ đánh giá khả năng nói tiếng Pháp của bạn dựa trên 5 kỹ năng cơ bản:

  • khả năng xác định chủ đề của đoạn văn
  • khả năng lập luận dựa trên thông tin và ví dụ được cung cấp
  • sử dụng các kết nối logic giữa các ý 
  • khả năng đối đáp và hiểu được câu hỏi của người khác
  • khả năng phản ứng với lập luận của người khác và bảo vệ quan điểm

1.1. Giai đoạn chuẩn bị cho phần thi nói Delf B2

thi nói Delf B2
Trong phần thi nói Delf B2, thí sinh có 30 phút chuẩn bị sau khi rút thăm đề bài

Bài thi nói DELF B2 bao gồm hai phần: độc thoại và tương tác. Nội dung của hai phần này dựa trên một đoạn văn bản ngắn, có thể trích từ một bài báo, hoặc một cuộc khảo sát… Nội dung của đoạn văn bản có thể xoay quanh một trong những chủ đề trong cuộc sống sau:

  • Giáo dục, trường học, nghiên cứu
  • Phương tiện truyền thông, Internet và mạng xã hội
  • Môi trường, sinh thái
  • Thế giới nghề nghiệp
  • Y tế, ẩm thực, thể thao
  • Tiêu dùng
  • Du lịch, giao thông
  • Gia đình, quan hệ xã hội.

Xem thêm: Từ vựng tiếng Pháp thông dụng trong cuộc sống hằng ngày

Mở đầu bài thi, thí sinh bốc thăm hai đề. Bạn sẽ chọn một trong hai và có 30 phút để chuẩn bị bài thuyết trình từ 5 đến 7 phút. Trong 30 phút chuẩn bị, bạn sẽ cần:

  • Đọc đề bài
  • Xác định vấn đề được nêu ra trong đề bài
  • Tìm thông tin từ những con số và ví dụ trong bài
  • Chuẩn bị nội dung sẽ nói: giới thiệu thông tin trong đề bài, trình bày quan điểm

Ở giai đoạn chuẩn bị, bạn chỉ nên viết các từ, ý tưởng, ghi chú hoặc ký hiệu và tất nhiên là dàn ý vì bạn sẽ không có thời gian để viết một bài nói đầy đủ và cũng để không phải chỉ nhìn vào tờ giấy và đọc trước mặt giám khảo. Bản nháp chỉ giống như một bản ghi nhớ và nhắc bạn những điểm quan trọng cần trình bày cho ban giám khảo.

Lời khuyên của JPF là bạn hãy cố gắng hoàn thành phần chuẩn bị trong 20 phút, và dùng 10 phút còn lại để thực hành nhanh bài thuyết trình của bạn. Điều này sẽ cho phép bạn bớt căng thẳng và hoàn thành (hoặc sửa) bài thuyết trình của mình nếu cần.

Cuối cùng, bạn chỉ chỉ chọn những ý tưởng mà bạn cảm thấy hay và có thể diễn đạt mạch lạc, rõ ràng cho ban giám khảo.

Xem thêm: Mẹo làm bài viết DELF B2

1.2. Phần thuyết trình nói DELF B2

thi nói Delf B2
Thí sinh có 5-7 phút trình bày nội dung và tranh luận với ban giám khảo

Bài thuyết trình ngắn sẽ được thực hiện theo một phương pháp luận khá đơn giản được chia thành 3 giai đoạn: mở bài, thân bài và kết luận.

Phần giới thiệu :

  • Trình bày tài liệu (thể loại, nguồn, ngày tháng và tác giả)
  • Tóm tắt nội dung tài liệu (bài viết nói về vấn đề gì)
  • Trình bày ý kiến của tác giả bài viết
  • Dẫn dắt vào vấn đề

Thân bài:

  • Bàn luận chủ đề theo hướng đi đã chọn
  • Minh họa các thông tin bằng các ví dụ, con số 

Kết luận:

  • Đưa ra ý kiến ​​của bạn (không đưa ra các lập luận mới)
  • Mở đầu cuộc tranh luận bằng một câu hỏi mở (không bắt buộc)

Trong phần cuối cùng này, giám khảo sẽ tìm cách đào sâu những ý tưởng nhất định của bài nói. Họ cũng có thể đưa ứng viên vào thế đối nghịch để xem liệu bạn có thể tranh luận và bảo vệ quan điểm của mình hay không. Để thuyết phục hiệu quả, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình những mẫu câu thể hiện quan điểm và minh họa các luận điểm bằng các ví dụ cụ thể. 

Bạn hoàn toàn có thể không đồng ý với giám khảo. Trong trường hợp có ý kiến trái chiều, hãy cứ thẳng thắn nói ra quan điểm của mình và giải thích tại sao ý kiến ​​của bạn khác với ý kiến ​​của họ.

Phần thi nói sẽ không có đáp án cụ thể, đúng hay sai. Điều quan trọng là bạn có chính kiến và giải thích quan điểm của mình một cách hợp lý, rõ ràng, mạch lạc.

2. Cách tính điểm phần thi nói Delf B2

Thi nói Delf B2
Ban giám khảo chấm điểm thi nói Delf B2 dựa trên nhiều tiêu chí về ngôn ngữ

Mỗi bài thi DELF được tính trên 100 điểm, được phân bổ đồng đều giữa 4 kỹ năng. Phần thi nói Delf B2 được đánh giá trên 25 điểm, với điểm sàn tối thiểu là 5/25.

Để chấm điểm, ban giám khảo đánh giá khả năng và trình độ của thí sinh dựa trên barem điểm từ 0 đến 5 (tối đa), cụ thể:

  • xác định chủ đề và giới thiệu nội dung bài: 1,5 điểm
  • trình bày ý kiến ​​và ví dụ phù hợp: 3 điểm
  • nêu rõ quan điểm: 3 điểm.
  • phát triển và làm rõ các lập luận: 3 điểm
  • Phản ứng lại lời nói của người khác để bảo vệ quan điểm của mình: 3 điểm
  • nắm vững từ vựng được chấm 4 điểm, ngữ pháp 5 điểm và phát âm 3 điểm.

Hãy xác định những thiếu sót của bạn để cải thiện chúng!

Xem thêm: Cấu trúc đề thi DELF/DALF (cập nhật 2022)

3. Ví dụ một bài thi nói Delf B2 

Sau đây là mẫu đề bài thi thử kỹ năng nói Delf B2 (nguồn Global-Exam), bạn có thể thực hành bằng cách chuẩn bị 30 phút và tóm tắt ý chính của đoạn văn, sau đó trả lời các câu hỏi mà bạn dự đoán ban giám khảo có thể hỏi, hoặc nhờ sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè.

“Des supermarchés ouverts le dimanche ?

En France, de plus en plus de supermarchés sont ouverts le dimanche. Traditionnellement, ce jour est un jour de repos, dédié à la famille et aux loisirs. Nathalie Guy, représentante du personnel, appelle chacun à se mobiliser : “Quand vous faites vos courses le dimanche, il faut réfléchir aux conséquences que ça a pour les employés ! Est-ce que vous aimeriez travailler le week-end, vous ?”

Ces supermarchés ne sont pas hors-la-loi : pour eux, le travail le dimanche est autorisé jusqu’à 13 heures. En ouvrant 7 jours sur 7, ils espèrent attirer plus de clients et rester compétitifs face aux achats sur Internet.

Alors, les supermarchés ne s’arrêtent pas là. Puisque leurs salariés ne sont pas autorisés à travailler le dimanche après-midi, certains ont décidé d’ouvrir le magasin… sans aucun salarié. Comment est-ce possible ? C’est très simple : des caisses automatiques remplacent les caissiers ; et le personnel présent, comme les agents de sécurité, sont employés par des sociétés extérieures.

Les syndicats dénoncent un contournement de la loi et craignent que l’automatisation des caisses finisse par supprimer les emplois des caissiers. À l’inverse, certains clients se déclarent très satisfaits de pouvoir venir faire leurs courses quand ils le veulent.”

Phía trên JPF đã chia sẻ đến bạn cách thức thi nói Delf B2 và một vài mẹo để chuẩn bị kỹ càng cho phần thi này. Nếu bạn đang cần luyện kỹ năng nói tiếng Pháp thành thạo và tự tin thì hãy liên với JPF.

Tại đây chúng tôi có các khóa luyện thi Delf B2 có thể giúp bạn thực hành các kỹ năng cùng đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm du học Pháp cũng như được tư vấn cặn kẽ về thủ tục du học Pháp. Nhanh chân đến ngay JPF bạn nhé!

BÀI VIẾT Mới nhất

Từ cộng đồng Je Parle Français

JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Tất tần tật thông tin du học Canada bằng tiếng Pháp 2024

Việc du học Canada bằng tiếng Pháp đang ngày càng phổ biến và được nhiều bạn học sinh, sinh viên quan tâm. Vậy lợi ích khi du học bằng tiếng Pháp tại Canada là gì? Có nên học tiếng Pháp khi du học tại đất nước này? Hãy cùng JPF tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé! 

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
8 thì động từ tiếng Pháp và cách chia

Hệ thống các thì trong tiếng Pháp là chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa ngôn ngữ đầy mê hoặc này. Nắm vững các thì trong ngữ pháp tiếng Pháp giúp bạn giao tiếp chính xác, biểu đạt ý tưởng rõ ràng và phù hợp với ngữ cảnh. Trong bài viết này, JPF giới thiệu đến bạn 8 thì quan trọng trong tiếng Pháp với những quy tắc chia động từ cụ thể và ví dụ thực tế. 

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Chuyện nước Pháp
Những sự thật thú vị về Liên hoan phim Cannes 2024 ở Pháp

Với liên hoan phim Cannes 2024, đây không chỉ là một ngày hội để công chiều những bộ phim xuất sắc trong năm, mà còn là nơi quy tụ các giải thưởng cao quý mà bất kì một đạo diễn hay diễn viên nào cũng mong muốn đạt được. Ngay bây giờ, JPF sẽ đưa bạn khám phá liên hoan phim độc đáo này. ‍

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Học tiếng Pháp xét tuyển trường Đại học nào 2024?‍

Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPTQG, chúng ta cần phải xác định rõ ngành và trường đại học phù hợp với bản thân để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất. Đối với các bạn đã theo học tiếng Pháp ở bậc THPT, JPF sẽ giúp bạn tìm hiểu một vài trường đại học đào tạo các ngành liên quan đến ngoại ngữ trên. 

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
CÁCH XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG TIẾNG PHÁP HIỆU QUẢ 

Vốn từ vựng tiếng Pháp là nền tảng giúp chúng ta hiểu, nghe, nói và viết một cách hiệu quả. Trong bài viết này, với những phương pháp đơn giản và dễ áp dụng, bạn có thể nắm vững các từ vựng tiếng Pháp thông dụng nhất, trau dồi hệ thống từ vựng cho bản thân cũng như tăng cường khả năng đọc hiểu và viết nhờ vào quá trình xây dựng vốn từ tiếng Pháp. 

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Ứng tuyển du học Pháp ngành kiến trúc

Du học Pháp ngành kiến trúc chưa bao giờ hết “hot” đối với các bạn học sinh, sinh viên có mong muốn học tập tại đất nước hình lục lăng. Sở dĩ, ngành kiến trúc của Pháp từ lâu đã trở thành “cái nôi” của kiến trúc và mỹ thuật thế giới. Hãy cùng JPF tìm hiểu xem chương trình đào tạo của ngành kiến trúc có gì đặc biệt và điều gì khiến du học Pháp ngành kiến trúc lại thu hút đến vậy nhé!

Đọc tiếp