Động từ khuyết thiếu trong tiếng Pháp: Quy tắc và cách sử dụng

JPF Je Parle Français

Je Parle Français

Tác giả bài viết

JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Động từ khuyết thiếu trong tiếng Pháp: Quy tắc và cách sử dụng

Cũng như tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có các động từ khuyết thiếu. Chúng được sử dụng đa dạng và linh hoạt cả trong văn nói và văn viết. Bài viết này sẽ giải mã tất cả những thắc mắc của bạn về động từ khuyết thiếu tiếng Pháp, từ đặc điểm đến cách sử dụng.

Động từ khuyết thiếu tiếng Pháp (Les verbes modaux), còn gọi là động từ khiếm khuyết hoặc động từ tình thái, đều là các trợ động từ. Chúng không có tác dụng diễn tả hành động hay trạng thái của chủ ngữ mà chỉ bổ sung ngữ nghĩa cho động từ chính.

1. Động từ khuyết thiếu tiếng Pháp là gì?

Định nghĩa động từ khuyết thiếu tiếng Pháp

1.1. Khái niệm động từ khuyết thiếu tiếng Pháp

Động từ khuyết thiếu là một loại động từ trong tiếng Pháp có chức năng bổ sung ngữ nghĩa cho động từ chính, dùng để diễn tả khả năng, sự cho phép, bắt buộc, cần thiết, dự đoán, yêu cầu,… Chúng thường xuất hiện trước một động từ thường và có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt ý nghĩa của câu.

Một số động từ khuyết thiếu tiếng Pháp như: devoir, pouvoir, vouloir, falloir, savoir, oser. Đây là những động từ được sử dụng khuyết thiếu được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Pháp.

1.2. Đặc điểm động từ khuyết thiếu tiếng Pháp

Các động từ khuyết thiếu tiếng Pháp sẽ giúp người nói và người nghe hiểu rõ hơn về khả năng, dự định, sự cần thiết hay sự cấm đoán mà câu văn truyền tải. 

Động từ khuyết thiếu tiếng Pháp không thể đứng một mình mà phải đi kèm với một động từ nguyên thể nhằm bổ sung ý nghĩa.

 Ví dụ:

  • Je dois aller au travail. (Tôi phải đi làm.)
  • Tu peux parler français. (Bạn có thể nói tiếng Pháp.)
  • Il veut nous aider. (Anh ấy muốn chúng ta giúp đỡ.)

Thứ hai, động từ khuyết thiếu tiếng Pháp được cũng tuân theo quy tắc chia và hợp giống số như động từ thường.

Ví dụ:

CHIA ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU TIẾNG PHÁP
ĐỘNG TỪ Présent Passé composé Futur Simple
Pouvoir Je peux parler français.
(Tôi có thể nói tiếng Pháp.)
J'ai pu parler français.
Je pourrai parler français.
Vouloir Je veux voyager.
(Tôi muốn đi du lịch.)
J'ai voulu voyager.
Je voudrai voyager.
Devoir Je dois aller au travail.
(Tôi phải đi làm.)
J'ai du aller au travail.
Je devrai aller au travail.
Savoir Je sais beaucoup de choses sur la France.
(Tôi biết rất nhiều điều về Pháp.)
J'ai su beaucoup de choses sur la France.
Je saurai beaucoup de choses sur la France.
Falloir Il faut que tu travailles.
(Bạn phải làm việc.)
Il a fallu que tu travailles.
Il faudra que tu travailles.
Oser Il ose lui dire ses sentiments.
(Anh ấy đã dám nói với cô ấy về tình cảm của mình.)
Il a osé lui dire ses sentiments Il osera lui dire ses sentiments.
Avoir à J'ai à travailler ce soir.
(Tôi phải làm việc tối nay.)
J'ai eu à travailler ce soir.
J'aurai à travailler ce soir.
Faire à Il me fait travailler.
(Anh ấy bắt tôi phải làm việc.)
Il m'a fait travailler.
Il me ferra travailler.

2. Quy tắc của động từ khuyết thiếu tiếng Pháp

Nhớ ngay quy tắc động từ khuyết thiếu tiếng Pháp

Động từ khuyết thiếu tiếng Pháp thường được theo sau bởi một động từ nguyên thể. Động từ nguyên thể diễn tả hành động cụ thể mà người nói muốn biểu thị. Động từ khuyết thiếu được chia theo thì và hợp với chủ ngữ xác định đứng phía trước nó.

Công thức chung:

  • Câu khẳng định: Verbe Modal + Verbe à l’Infinitif + (O)

Ví dụ:

  • Je peux parler français. (Tôi có thể nói tiếng Pháp)
  • Elles savent cuisiner. (Họ biết nấu ăn)
  • Tu oses nager dans la mer? (Bạn có dám bơi ở biển không?)
  • Câu phủ định: Sujet + Ne + Verbe Modal + Pas + Verbe à l’Infinitif + (O)

Ví dụ:

  • Je ne dois pas aller au travail. (Tôi không cần phải đi làm)
  • Tu ne peux pas parler français. (Bạn không thể nói tiếng Pháp)
  • Il ne veut pas nous aider. (Anh ấy không muốn sự giúp đỡ của chúng tôi)
  • Câu nghi vấn: Verbe Modal + Sujet + Verbe à l’Infinitif + (O)?

Ví dụ:

  • Sait-il parler français? (Anh ấy có biết nói tiếng Pháp không?)
  • Doit-elle être ponctuelle? (Cô ấy có phải đúng giờ không?)
  • Pourront-elles faire ce qu'elles voudront? (Họ sẽ muốn làm những gì họ muốn chứ?)
Xem thêm: Đăng ký khóa học tiếng Pháp cơ bản

3. Cách sử dụng động từ khuyết thiếu tiếng Pháp

Lưu ý cách sử dụng động từ khuyết thiếu tiếng Pháp

3.1. Cách sử dụng chung

  • Diễn tả khả năng (Capacité) với động từ Pouvoir

Ví dụ:

  • Je peux jouer du piano. (Tôi có thể chơi piano.)
  • Diễn tả sự bắt buộc, nghĩa vụ (Obligation) với động từ Devoir

Ví dụ:

  • Vous devez arriver à l’heure. (Bạn phải đến đúng giờ.)
  • Diễn tả mong muốn, nguyện vọng (Désir) với động từ Vouloir

Ví dụ:

  • Elle veut apprendre à danser. (Cô ấy muốn học nhảy.)
  • Diễn tả nhận thức (Connaissance) với động từ Savoir

Ví dụ:

  • Ils savent cuisiner. (Họ biết nấu ăn.)
  • Diễn tả sự cần thiết, nhu cầu hoặc nghĩa vụ một cách khách quan (Nécessité) với động từ Falloir

Ví dụ:

  • Il faut étudier pour réussir. (Bạn cần phải học để thành công.)
Đọc thêm: Mẹo học ngữ pháp tiếng Pháp

3.2. Sắc thái và ngữ cảnh sử dụng động từ khuyết thiếu

Các động từ khuyết thiếu trong tiếng Pháp có thể được sử dụng với nhiều sắc thái khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Động từ Devoir

Devoir có thể được sử dụng để thể hiện nghĩa vụ, yêu cầu, hoặc khả năng cao.

Ví dụ:

Je dois aller au travail. (Tôi phải đi làm.)

Tu dois étudier pour ton examen. (Bạn phải học cho kỳ thi của bạn.)

Devoir cũng có thể được sử dụng để thể hiện lời khuyên hoặc lời cảnh báo.

Ví dụ:

Tu devrais aller voir un médecin. (Bạn nên đi khám bác sĩ.)

Il ne devrait pas faire ça. (Anh ấy không nên làm điều đó.)

  • Động từ Pouvoir

Pouvoir có thể được sử dụng để thể hiện khả năng, hoặc sự cho phép.

Ví dụ:

Je peux parler français. (Tôi có thể nói tiếng Pháp.)

Tu peux prendre mon stylo. (Bạn có thể lấy bút của tôi.)

Pouvoir cũng có thể được sử dụng để thể hiện khả năng xảy ra của một sự kiện.

Ví dụ:

Il pourra pleuvoir demain. (Có thể trời mưa ngày mai.)

Tu peux réussir à cet examen. (Bạn có thể thành công trong kỳ thi này.)

  • Động từ Vouloir

Vouloir có thể được sử dụng để thể hiện mong muốn, hoặc ý chí.

Ví dụ:

Je veux voyager. (Tôi muốn đi du lịch.)

Tu veux aller au cinéma avec moi ce soir? (Bạn có muốn đi xem phim với tôi tối nay không?)

Vouloir cũng có thể được sử dụng để thể hiện lời đề nghị hoặc lời mời.

Ví dụ:

Veux-tu venir avec moi? (Bạn có muốn đi với tôi không?)

Je veux te donner ce livre. (Tôi muốn tặng bạn cuốn sách này.)

  • Động từ Savoir

Savoir có thể được sử dụng để thể hiện kiến thức hoặc kỹ năng.

Ví dụ:

Je sais parler français. (Tôi biết nói tiếng Pháp.)

Tu sais nager? (Bạn có biết bơi không?)

Savoir cũng có thể được sử dụng để thể hiện sự chắc chắn hoặc nghi ngờ về một thông tin.

Ví dụ:

Je sais que tu as raison. (Tôi biết rằng bạn đúng.)

Je ne sais pas si tu vas réussir. (Tôi không biết liệu bạn có thành công hay không.)

  • Động từ Oser

Oser được sử dụng để thể hiện sự can đảm hoặc sự dũng cảm.

Ví dụ:

J'ose parler français devant tout le monde. (Tôi dám nói tiếng Pháp trước mặt tất cả mọi người.)

Il a osé lui dire ses sentiments. (Anh ấy đã dám nói với cô ấy về tình cảm của mình.)

Tóm lại, để sử dụng các động từ khuyết thiếu một cách chính xác và phù hợp với ngữ cảnh, cần lưu ý đến các sắc thái sử dụng của chúng.

Động từ khuyết thiếu là yếu tố then chốt để thành thạo giao tiếp bằng tiếng Pháp. Bằng cách hiểu ý nghĩa và cách sử dụng của chúng, bạn sẽ có thể diễn đạt ý tưởng và ý định của mình một cách chính xác hơn. Hãy luyện tập thường xuyên để tích hợp các động từ khiếm khuyết này vào cách diễn đạt hằng ngày và đừng quên theo dõi JPF để cập nhật thêm nhiều kiến thức ngữ pháp tiếng Pháp bổ ích nhé!

BÀI VIẾT Mới nhất

Từ cộng đồng Je Parle Français

JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Tất tần tật thông tin du học Canada bằng tiếng Pháp 2024

Việc du học Canada bằng tiếng Pháp đang ngày càng phổ biến và được nhiều bạn học sinh, sinh viên quan tâm. Vậy lợi ích khi du học bằng tiếng Pháp tại Canada là gì? Có nên học tiếng Pháp khi du học tại đất nước này? Hãy cùng JPF tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé! 

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
8 thì động từ tiếng Pháp và cách chia

Hệ thống các thì trong tiếng Pháp là chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa ngôn ngữ đầy mê hoặc này. Nắm vững các thì trong ngữ pháp tiếng Pháp giúp bạn giao tiếp chính xác, biểu đạt ý tưởng rõ ràng và phù hợp với ngữ cảnh. Trong bài viết này, JPF giới thiệu đến bạn 8 thì quan trọng trong tiếng Pháp với những quy tắc chia động từ cụ thể và ví dụ thực tế. 

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Chuyện nước Pháp
Những sự thật thú vị về Liên hoan phim Cannes 2024 ở Pháp

Với liên hoan phim Cannes 2024, đây không chỉ là một ngày hội để công chiều những bộ phim xuất sắc trong năm, mà còn là nơi quy tụ các giải thưởng cao quý mà bất kì một đạo diễn hay diễn viên nào cũng mong muốn đạt được. Ngay bây giờ, JPF sẽ đưa bạn khám phá liên hoan phim độc đáo này. ‍

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Học tiếng Pháp xét tuyển trường Đại học nào 2024?‍

Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPTQG, chúng ta cần phải xác định rõ ngành và trường đại học phù hợp với bản thân để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất. Đối với các bạn đã theo học tiếng Pháp ở bậc THPT, JPF sẽ giúp bạn tìm hiểu một vài trường đại học đào tạo các ngành liên quan đến ngoại ngữ trên. 

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
CÁCH XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG TIẾNG PHÁP HIỆU QUẢ 

Vốn từ vựng tiếng Pháp là nền tảng giúp chúng ta hiểu, nghe, nói và viết một cách hiệu quả. Trong bài viết này, với những phương pháp đơn giản và dễ áp dụng, bạn có thể nắm vững các từ vựng tiếng Pháp thông dụng nhất, trau dồi hệ thống từ vựng cho bản thân cũng như tăng cường khả năng đọc hiểu và viết nhờ vào quá trình xây dựng vốn từ tiếng Pháp. 

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Ứng tuyển du học Pháp ngành kiến trúc

Du học Pháp ngành kiến trúc chưa bao giờ hết “hot” đối với các bạn học sinh, sinh viên có mong muốn học tập tại đất nước hình lục lăng. Sở dĩ, ngành kiến trúc của Pháp từ lâu đã trở thành “cái nôi” của kiến trúc và mỹ thuật thế giới. Hãy cùng JPF tìm hiểu xem chương trình đào tạo của ngành kiến trúc có gì đặc biệt và điều gì khiến du học Pháp ngành kiến trúc lại thu hút đến vậy nhé!

Đọc tiếp